Các yếu tố nguy cơ tiên lượng tử vong và mổ lại sau phẫu thuật sửa chữa triệt để tứ chứng Fallot tại Bệnh viện Nhi Trung ương

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Vương Anh Doãn, Lý Thịnh Trường Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 204-208

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 442007

 Đánh giá, phân tích, và tìm các yếu tố nguy cơ tiên lượng tử vong và các yếu tố nguy cơ tiên lượng mổ lại trong theo dõi lâu dài sau phẫu thuật sửa chữa triệt để tứ chứng Fallot tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng-phương pháp nghiên cứu Phân tích hồi quy đa biến logistic được sử dụng nhằm đánh giá các yếu tố nguy cơ tiên lượng tử vong và mổ lại đối với các bệnh nhân tử vong cũng như các bệnh nhân cần mổ lại trong theo dõi lâu dài sau phẫu thuật triệt để tứ chứng Fallot trong thời gian từ 2006-2020 tại Bệnh viện Nhi Trung ương.Kết quảTổng số 532 bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật triệt để trong thời gian nghiên cứu. Có 399 bệnh nhân (75%) được bảo tồn vòng van ĐMP sau phẫu thuật sửa triệt để. Có 11 bệnh nhân (2.1%) tử vong sớm sau phẫu thuật, và 2 bệnh nhân (0.4%) tử vong muộn. Có 12 bệnh nhân (2.3%) cần mổ lại sau phẫu thuật với thời gian theo dõi trung bình sau phẫu thuật là 40.4 ± 26.27 tháng. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy thời gian thở máy kéo dài (mỗi 3 giờ thở máy kéo dài thêm sau mổ) sau phẫu thuật là yếu tố nguy cơ tiên lượng có liên quan đến tử vong của bệnh nhân (OR=1.04
  p=0.001). Các bệnh nhân có chênh áp qua đường ra thất phải >
 50mmHg là yếu tố nguy cơ tiên lượng cần phải mổ lại sau phẫu thuật (OR=108
  p=0.001). Theo dõi lâu dài sau phẫu thuật cho thấy các bệnh nhân được bảo tồn vòng van ĐMP có tỷ lệ hởvan ĐMP nặng-rất nặng và tỷ lệ dày thất phải sau phẫu thuật thấp hơn rõ rệt so với nhóm bệnh nhân phải sử dụng miếng vá xuyên qua vòng van ĐMP (p=0.0001 và p=0.023). Kết luận Cai và rút máy thở sớm sau phẫu thuật có thể giúp làm giảm tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật điều trị triệt để tứ chứng Fallot. Các bệnh nhân có chênh áp qua đường ra thất phải sau mổ >
 50mmHg nên được xử lý triệt để ngay trong phẫu thuật sửa toàn bộ tứ chứng Fallot nhằm làm giảm tỷ lệ mổ lại đối với bệnh tim bẩm sinh này.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH