Vấn đề môi trường dần trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với không chỉ các quốc gia phát triển mà cả các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là khí thải CO2. Tuy nhiên, hiện có ít các nghiên cứu tìm hiểu sự khác biệt về ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế và xã hội đến phát thải CO2 theo mức độ phát triển của các quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu này khám phá ảnh hưởng của một số nhân tố kinh tế và xã hội đến phát thái CO2 tại 57 quốc gia (14 quốc gia phát triển và 43 quốc gia đang phát triển) trong giai đoạn 1995- 2015 thông qua phương pháp FMOLS, hồi quy phân vị. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến GDP bình quân đầu người, mức độ phức tạp của nền kinh tế, kinh tế ngầm, dân số, năng lượng tái tạo có chiều tác động đông nhất đến vấn đề phát thải CO2 ở các quốc gia phát triển và đang phát triển nhưng tác động biên không giống nhau. Đáng chú ý, chiều tác động của độ mở cửa thương mại là trái ngược nhau ở hai nhóm các quốc gia nghiên cứu. Bên cạnh đó, vốn đầu tư FDI được nhận định là không có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường.