Tìm hiểu một số yếu tố trong tiên lượng điều trị suy tim ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện. Bệnh nhân được điều trị suy tim theo phác đồ và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị suy tim. Kết quả Nồng độ NT-ProBNP lúc vào viện ở nhóm tiến triển xấu là 4138 pg/ml cao hơn nhóm tiến triển tốt (2329 pg/ml) và nhóm tử vong cao hơn với nhóm không tử vong (4138 pg/ml so với 2374 pg/ml) đều có ý nghĩa thống kê (p<
0,05). Khi phân tích đa biến kết quả cho thấy mức độ suy tim càng nặng là yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong (OR = 2,09, 95% CI 2,03 - 2,17). EF càng giảm làm tăng nguy cơ tử vong (OR = 0,94, 95% CI 0,89 - 0,99). Nồng độ NT-ProBNP càng cao làm tăng nguy cơ tử vong (OR = 1,12, 95% CI 1,04 -1,15). Kết luận Nồng độ NT-ProBNP, mức độ suy tim và chức năng tim của bệnh nhân lúc vào viện là các yếu tố độc lập có giá trị tiên lượng tử vong.