Ảnh hưởng của dung môi protic đến phản ứng chuyển hóa lignin từ cây Keo lá tràm

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Phát Huỳnh, Kim Trúc Nguyễn, Văn Cường Nguyễn, Thanh Khoa Phùng, Nguyễn Minh Ân Trần, Bảo Khánh Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Hấp phụ và Xúc tác Việt Nam, 2022

Mô tả vật lý: 122-125

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 442166

Ngôi nhà của chúng ta, trái đất, đang đối mặt với ô nhiễm, vấn đề an ninh nguyên liệu và năng lượng. Nguồn nguyên liệu chính hiện nay là từ các nguồn hóa thạch, tuy nhiên, các nguồn này đang cạn kiệt. Vì thế, các hóa chất từ sinh khối (biomass), như lignin, là rất quan trọng để thay thế cho nguồn nguyên liệu hóa thạch và giảm ô nhiễm.Lignin là sản phẩm phụ của nền công nghiệp sản xuất giấy. Đồng thời, cấu trúc vòng thơm của lignin giúp lignin có nhiều ứng dụng, bao gồm phanh ô tô, các panel gỗ, chất hoạt động bề mặt, nhựa phenolic, bọt phenolic, bọt polyurethane sinh học, và nhựa epoxy. Thông thường, lignin được cấu tạo từ 3 thành phần đơn phân chính (1) rượu p-coumaryl, (2) rượu coniferyl, và (3) rượu synapyl. Các liên kết chính trong mạch lignin bao gồm liên kết C-O (β-O-4) và C-C (β-5 và β-β), trong đó liên kết β-O-4 chiếm ~50-65%. Các liên kết và nhóm chức của lignin tạo nên cấu trúc cứng cáp của lignin, tuy nhiên cấu trúc bền này tạo nên sự khó khăn trong việc chia tách thành các đơn phân vòng thơm. Do đó, lignin chỉ được sử dụng đến 5% cho các áp dụng thương mại, bao gồm làm chất đốt, chất cải tạo đất và phụ gia bê tông.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH