Đánh giá khả năng thành thục và thử nghiệm sản xuất giống cá bỗng (Spinibarbus denticulatus Oshima, 1926) nuôi trong ao đất tại Quảng Bình

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Dân Lê, Hữu Toàn Ngô

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 636 Animal husbandry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 2021

Mô tả vật lý: 2501-2507

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 442194

 Cá Bỗng là loài có thịt mềm, thơm ngon, giá trị kinh tế cao, được xem là loài cá đặc sản nước ngọt hàng đầu ở miền Bắc. Tuy nhiên, sản lượng loài cá này liên tục sụt giảm do khai thác quá mức trong thời gian gần đây. Nghiên cứu này nhằm mục đích hoàn thiện quy trình sản xuất giống để phát triển nuôi ở tỉnh Quảng Bình và góp phần bảo vệ nguồn lợi cá Bỗng nói chung. Kết quả nghiên cứu cho thấy kích thước thành thục sinh dục lần đầu của cá khi nuôi trong ao đất có chiều dài là 48,6 ± 1,85 cm và khối lượng trung bình là 3,05 ± 0,22 kg với cá cái
  41,7 ± 1,97 cm và 2,76 ± 0,18 kg với cá đực. Mùa vụ sinh sản cá Bỗng nuôi trong ao từ tháng 3 đến tháng 6. Tỷ lệ thành thục cao nhất đạt 100% ở cá đực và 90% ở cá cái vào tháng 5. Hỗn hợp kích dục tố phù hợp để kích thích sinh sản cá Bỗng là LRHa + DOM với liều lượng sử dụng hiệu quả nhất là (40 μg LRHa + 10mg DOM)/kg cá cái. Với điều kiện nuôi ở Quảng Bình, thời gian hiệu ứng của cá Bỗng là 15,1 - 20,2 giờ, tỷ lệ đẻ đạt 100%. Sức sinh sản thực tế của cá Bỗng từ 3.797 - 4.491 trứng/kg cá cái. Thời gian nở của trứng dao động từ 70 - 72 giờ ở nhiệt độ nước 24 - 28oC. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở trung bình đạt 76,6 - 84,6% và 74,1 - 81,1%. Năng suất cá bột trung bình dao động từ 2188 - 2938 con/kg cá cái.
1. 
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH