Mục tiêu của đề tài là khảo sát ảnh hưởng của 3 tỷ lệ N-P-K lên sinh trưởng, năng suất và thành phần dinh dưỡng của lá mít. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức tương ứng với 3 tỷ lệ bón vô cơ, bao gồm P1 có tỷ lệ N-P-K 16-16-8, P2 có tỷ lệ N-P-K 24-16-8 và P3 có tỷ lệ N-P-K 16-24-8. Thí nghiệm được lặp lại 10 lần, mỗi lần lặp lại gồm 4 cây mít giống Changai từ 12-18 tháng tuổi. Kết quả cho thấy cây mít sử dụng tỷ lệ P3 cho chiều cao, đường kính tán, số chồi, năng suất lá và cọng cao nhất (P<
0,05). Hàm lượng DM của lá cao nhất ở P1 và P2, nhưng DM và CP của cọng thì cao nhất ở P2 (P<
0,05). Năng suất DM, OM, NDF và EE cao nhất ở P3 (P<
0,05). Kết quả thí nghiệm cho thấy để gia tăng lượng lá mít làm thức ăn cho gia súc nhai lại thì nên sử dụng phân với tỷ lệ N-P-K là 16-24-8 bón cho cây mít giống Changai trong giai đoạn 12 đến 18 tháng tuổi.