U đệm dây sinh dục buồng trứng: Giá trị hạn chế của chỉ số nguy cơ ác tính

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Đức Lê, Thị Lý Linh Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 616.994 +Cancers

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 66-69

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 442253

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u đệm dây sinh dục buồng trứng và phân tích hiệu quả chỉ số nguy cơ ác tính (RMI) trong chẩn đoán trước mổ loại u này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả hồi cứu tất cả bệnh nhân u đệm dây sinh dụcbuồng trứng đã được phẫu thuật và xét nghiệm mô bệnh học tại bệnh viện Ktừ tháng 2016 đến 2020. Kết quả Nghiên cứu trên 68 bệnh nhân, độ tuổi trung bình là 51,6 ± 16,1 (15- 81 tuổi), nhóm mãn kinh chiếm 61,8%. Triệu chứng gặp nhiều nhất là đau bụng hạ vị (70,6%). Nồng độ CA125 trung bình là 112,8 U/mL (từ 6,9 - trên 1000 U/mL), 42 bệnh nhân có CA125 tăng (64,6%). Đặc điểm u trên siêu âm phần lớn làkhối hỗn hợp đặc và dịch (70,6%). Phân tích điểm RMI, có 32 trường hợp nguy cơ cao (47,1%), 36 nguy cơ thấp (52,9%), trung bình là 542,9 ± 917,2 (từ 0 - 4271). Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính, giá trị dự báo âm tính của thang điểm RMI trong xác định tổn thương ác tính trước mổlần lượt là48%, 53,7%, 28,3%, và 40%. Kết luận Uđệm dây sinh dục buồng trứng là nhóm u hiếm gặp, thường gặp ở độ tuổi mãn kinh. Hệ thống điểm RMI có giá trị thấp trong chẩn đoán khối u ác tính trước mổ trong nhóm bệnh này, tuy nhiên cần các nghiên cứu thêm với cỡ mẫu lớn để xác định vai trò của RMI.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH