Ứng dụng hệ thống tin địa lý và quy trình phân tích thứ bậc để mô hình hóa ổ sinh thái không gia của gấu ngựa (Ursus thibetanus Cuvier, 1823) tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quốc Vượng Đoàn, Đắc Mạnh Nguyễn, Văn Dũng Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 629.8 Automatic control engineering

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019

Mô tả vật lý: 230-238

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 442306

 Để xác định các khu vực thích hợp cho hoạt động sống của gấu ngựa trong Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông, 7 yếu tố hoàn cảnh đã được lựa chọn làm chỉ tiêu đại diện cho độ phong phú của nguồn thức ăn và nước uống, độ yên tĩnh - kín đáo của nơi cư trú, mức độ chia cắt sinh cảnh/cản trở loài di chuyển. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để xác định trọng số của các yếu tố hoàn cảnh và dựa vào đặc điểm lựa chọn sinh cảnh sống của gấu ngựa để xác định trọng số của các cấp độ trong mỗi yếu tố hoàn cảnh
  sau đó tích hợp các trọng số này vào hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng bản đồ phân cấp mức độ thích hợp của sinh cảnh. Kết quả cho thấy Khu vực có sinh cảnh thích hợp cao và rất cao chiếm 67,733% tổng diện tích khu bảo tồn
  trong đó các tiểu khu điển hình có mức độ thích hợp rất cao (>
 60% diện tích tiểu khu), bao gồm TK27 (84,41%), TK30 (89,57%), TK74 (82,11%), TK84 (68,12%), TK115 (65,23%), TK250 (90,78%), TK252 (63,94%) và TK264 (78,07%). Kết quả đạt được đã chứng minh tính hữu dụng và phù hợp của việc tích hợp GIS và AHP trong mô hình hóa ổ sinh thái không gian của loài gấu ngựa ở quy mô khu bảo tồn
  cung cấp dữ liệu cho công tác quy hoạch, điều chế không gian môi trường rừng để bảo tồn quần thể gấu ngựa tại Khu Bảo tôn Thiên nhiên Pù Luông.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH