So sánh tương đồng kết quả xét nghiệm LDL-C định lượng trực tiếp và tính toán bằng công thức

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Minh Ánh Đỗ, Hoàng Bích Nga Lê, Thu Hằng Lê, Thị Ngọc Lan Nguyễn, Thị Thắm Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý:

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 442358

 LDL-C là một xét nghiệm đo lường nồng độ cholesterol trong lipoprotein có tỷ trọng thấp (LDL-C) trong máu, được khuyến cáo sử dụng trong đánh giá nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh lý tim mạch (theo NCEP - ATP III)1. LDLC có thể được định lượng trực tiếp hoặc ước tính qua giá trị của Cholesterol toàn phần (TC), Triglycerid (TG), cholesterol trong lipoprotein có tỷ trọng cao (HDL-C)
  tuy nhiên cần đánh giá sự khác biệt và giá trị sử dụng của các công thức tính toán trước khi áp dụng. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu Lựa chọn 6654 bệnh nhân được thực hiện đầy đủ cả 4 chỉ số xét nghiệm lipid máu và có nồng độ Triglycerid <
 400mg/dL (4,5mmol/L). Đánh giá độ tương đồng kết quả giữa LDL-C đo trực tiếp và LDL-C tính toán ước tính qua các công thức Friedewald (F), Hatta (H), Puavilai (P), Martin (M) và Sampson (S) qua chỉ số Diff và Delta%, phân tích tương quan Pearson, và đánh giá giá trị sử dụng của công thức theo cách phân loại nhóm nguy cơ của NCEP - ATP III. Kết quả Công thức Puavilai cho kết quả LDL-C ước tính gần nhất với LDL-C định lượng trực tiếp, công thức Sampson và Martin cho kếtquả tốt hơn so với công thức Friedewald và Hatta. Sự khác biệt phần trăm Delta% giữa LDLC đo trực tiếp và LDL-C tính toán theo công thức F, H, P, M, S lần lượt là 10,93%
  17,38%
  7,15%
  8,11%
  8,18%. 4 công thức (F, P, M, S) cho kết quả ước tính LDL-C phù hợp để phân loại bệnh nhân có nguy cơ theo tiêu chuẩn NCEP - ATP III. Phân tích tương quan Pearson cho thấy có mối tương quan tốt giữa cả 5 giá trị LDL-C ước tính và giá trị LDL-C được đo trực tiếp (r >
  0,9). Sự khác biệt kết quả xét nghiệm tăng khi nồng độ Triglycerid tăng, và tăng giảm không đều khi HDL-C tăng. Kết quả tính toán theo công thức Martin là ít ảnh hưởng nhất bởi nồng độ Triglycerid.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH