Nghiên cứu nhân nhanh giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino) bằng giâm cành trên hệ thống khí canh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Phương Anh Đặng, Thị Thanh Tâm Đặng, Trường Sơn Đinh, Thị Vân Kim, Thanh Hải Nguyễn, Thị Lâm Hải Nguyễn, Thị Ngọc Hân Nguyễn, Xuân Trường Nguyễn, Thị Thảo Ninh, Thị Huệ Nông, Thị Thu Hằng Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 633 Field and plantation crops

Thông tin xuất bản: Khoa học nông nghiệp Việt Nam, 2021

Mô tả vật lý: 1204-1214

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 442363

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định ảnh hưởng của độ dẫn điện (với 3 giá trị EC 800 μS/cm, 1.000 μS/cm và 1.200 μS/cm), nhiệt độ (với 4 mức nhiệt độ 15 độC, 20 độC, 25 độC, đối chứng (27-29 độC)) của dung dịch dinh dưỡng và số đốt của cành giâm (với 3 loại cành giâm cành có 1 đốt mang mắt ngủ, cành có 2 đốt mang mắt ngủ và cành có 3 đốt mang mắt ngủ) đến khả năng nhân nhanh cũng như sinh trưởng của cây Giảo cổ lam từ cành giâm trên hệ thống khí canh. Kết quả cho thấy có thể sử dụng hệ thống khí canh cho việc nhân giống vô tính bằng giâm cành Giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino. Dung dịch dinh dưỡng SH1 với giá trị EC 1.000 μS/cm là dinh dưỡng tối ưu cho việc nhân nhanh cho hệ số nhân chồi cao nhất. Dung dịch dinh dưỡng cần duy trì ở nhiệt độ 25 độC, sử dụng cành giâm bánh tẻ, số đốt/cành giâm là 2-3 đốt. Áp dụng quy trình nhân giống trên cho hệ số nhân chồi đạt 16,48-18,48 lần/cây mẹ/35 ngày. Cây giống tạo ra từ cành giâm có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên hệ thống khí canh. Giảo cổ lam cho sinh khối cao nhất khi sử dụng dung dịch dinh dưỡng SH1 với EC 1.200 μS/cm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH