Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự đa dạng của thực vật nổi trong và ngoài đê bao khép kín xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Mẫu thực vật nổi được thu 02 đợt trong năm 2019 vào thời điểm mùa khô (tháng 04) và mùa mưa (tháng 10) với tổng cộng 30 vị trí/đợt. Kết quả nghiên cứu đã xác định được số loài trong đê (42 loài) thấp hơn ngoài đê (74 loài) ở mùa khô, nhưng vào mùa mưa thì số loài trong đê (113 loài) cao hơn ngoài đê (101 loài). Trong đê thì ngành tảo khuê và tảo mắt chiếm ưu thế và ngoài đê thì tảo lục và tảo mắt chiếm ưu thế. Mật độ thực vật nổi trong đê thấp hơn ngoài đê, mật độ ghi nhận được trong đê mùa khô 4.980 ct/L và ngoài đê 13.943 ct/L
và mùa mưa mật độ là 11.540 ct/L và 13.550 ct/L. Chỉ số Shannon-Weiner (H') trong đê dao động từ 1,22-3,55 và ngoài đê dao động từ 1,27-3,58. Chất lượng nước tại các vị trí thu mẫu được đánh giá từ ô nhiễm nhẹ đến ô nhiễm nặng. Nhìn chung, việc bao đê ở vùng nghiên cứu đã làm giảm số loài và số lượng thực vật nổi về lâu dài sẽ làm mất đi một lượng phân hữu cơ cho đất.