Nghiên cứu sự bộc lộ CK7, CK20 và một số dấu ấn hóa mô miễn dịch để định típ và xác định nguồn gốc u ác tính

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thu Thảo Lê, Văn Mão Nguyễn, Nam Đông Trần, Thị Hoàng Liên Trần, Thị Hạnh Thảo Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 616.994 +Cancers

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, 2023

Mô tả vật lý: 134-140

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 442432

Phân típ mô bệnh học u biểu mô ác tính. Xác định nguồn gốc u bằng Cytokeratin 7 (CK7), Cytokeratin 20 (CK20) và một số dấu ấn hóa mô miễn dịch (HMMD) khác. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu trên 50 bệnh nhân được chẩn đoán mô bệnh học là ung thư biểu mô và có làm hóa mô miễn dịch với 2 dấu ấn CK7, CK20 và một số dấu ấn khác tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ tháng 1 - 2020 đến tháng 12 - 2020. Kết quả Kết quả mô bệnh học cho thấy ung thư di căn hạch chiếm tỷ lệ cao nhất (30%), ung thư phổi chiếm tỷ lệ 28%, ung thư gan chiếm 18%, ung thư dạ dày chiếm 10%, các cơ quan khác chiếm tỷ lệ thấp (2%). Giá trị biểu hiện của CK7 và CK20 và một số dấu ấn HMMD khác trong chẩn đoán phân biệt nguồn gốc CK7 + là 46% và CK20 + là 12%. Sự bộc lộ phối hợp giữa CK7 và CK20 đồng bộc lộ CK7+/CK20+ chiếm tỷ lệ 2% và CK7 -/CK20- chiếm tỷ lệ 44% , sự bộc lộ CK7+/CK20- chiếm tỷ lệ 44% và sự bộc lộ CK7-/CK20+ chiếm tỷ lệ 10%. CKAE1/3 cùng với các dấu ấn TTF1 (11/19), P63 (7/14), CEA(6/6), Ki-67(13/2), CK19 (10/6) có tỷ lệ dương tính cao. Kết luận Ung thư di căn hạch là típ mô học thường gặp nhất. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sự bộc lộ CK7 và CK20. Việc sử dụng các dấu ấn CK7, CK20 và một số dấu ấn HMMD khác có thể xác định chính xác nguồn gốc u ác tính.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH