Kết quả điều tra, đánh giá 16 mô hình rừng trồng Huỷnh ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ cho thấy, Huỷnh đang được trồng với mục đích cung cấp gỗ lớn theo 3 phương thức gồm Trồng thuần loài, trồng hỗn giao và trồng làm giàu rừng. Nhìn chung, tỷ lệ sống các mô hình rừng trồng Huỷnh không cao, dao động từ 34,55% đến 92,42%. Tỷ lệ sống của Huỷnh trong các mô hình rừng trồng có xu hướng giảm dần theo tuổi. Tại tuổi 4, tỷ lệ sống trung bình của Huỷnh trong các mô hình đạt từ 82,13% đến 96,0%, đến giai đoạn 13 - 15 tuổi tỷ lệ sống giảm xuống còn từ 58,18% đến 80,0% và đến tuổi 31 tỷ lệ sống chỉ còn 49,16%. Huỷnh là cây bản địa có sinh trưởng tương đối nhanh. Ở các mô hình trồng thuần loài mật độ hiện tại từ 380 - 1.027 cây/ha
(rD1,3) từ 0,88 - 1,64 cm/năm
(rHvn) đạt từ 0,67 - 1,59 m/năm và (∆M) đạt từ 2,75 - 14,35 m 3 /ha/năm. Trong các mô hình trồng rừng hỗn loài, Huỷnh có sinh trưởng tốt hơn so với các loài cây bản địa như Sao đen, Dầu rái, Sến trung và sinh trưởng chậm hơn so với Lát hoa và Keo tai tượng. Mô hình trồng làm giàu rừng giai đoạn 6 tuổi và 8 tuổi có (rD1,3) 0,82 - 0,85 cm/năm
(rHvn) 0,68 - 0,80 m/năm. Mô hình rừng trồng thuần loài 23 tuổi tại Quảng Bình có sinh trưởng tốt nhất với D1,3= 29,0 cm
Hvn = 22,9 m
Dt = 5,1 m
mật độ hiện tại là 434 cây/ha, trữ lượng đạt 330,0 m3 /ha, (rM) đạt 14,35 m 3 /ha/năm. Tại tuổi 4, cây Huỷnh đạt thể tích trung bình là 0,0107 m 3 /cây, đến tuổi 23 đạt 0,5160 m 3 /cây, tuổi 26 đạt 0,7069 m3 /cây và đến tuổi 31 đạt 0,7159 m 3 /cây.