Quyền lực mềm của Trung Quốc: ba thập kỷ tiếp nhận, thực thi và thay đổi

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hoài Thu Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học & Công nghệ: Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), 2023

Mô tả vật lý: 2008-2017

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 442464

Kể từ sự kiện Thiên An Môn 4/6/1989, Trung Quốc có vẻ đã rút kinh nghiệm trong việc sử dụng quyền lực cứng của mình. Đầu thập kỷ 1990, khi ''quyền lực mềm'' được giới thiệu ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dần tiếp nhận khái niệm này nhằm tạo dựng hình ảnh một Trung Quốc thân thiện, một thành viên có trách nhiệm trong các tổ chức quốc tế, qua đó xoa dịu và trấn an các nước trong khu vực cũng như siêu cường Mỹ rằng Trung Quốc muốn trỗi dậy trong hòa bình. Tuy nhiên, sau gần ba thập kỷ được du nhập và áp dụng ở Trung Quốc, quyền lực mềm đã có những sự thay đổi về bản chất và không còn giống với khái niệm ban đầu do Joseph Nye đặt ra vào năm 1990. Bài viết sẽ phân tích quá trình và thực tiễn triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc để chứng minh chính quyền Bắc Kinh vẫn thích lồng ghép các yếu tố của quyền lực cứng vào quyền lực mềm của mình, từ đó khảo sát hai dạng quyền lực mới được đặt ra nhằm mô tả chính xác hơn bản chất quyền lực mềm của Trung Quốc quyền lực thông minh và quyền lực sắc nhọn. Bài viết chỉ ra rằng động cơ chiến lược khiến Trung Quốc thực thi quyền lực mềm trong hai thập kỷ đầu là nhằm che đậy tham vọng đang trỗi dậy cũng như phù hợp với phương châm ''ẩn mình chờ thời'' do Đặng Tiểu Bình đề ra, và đến thập kỷ hiện tại, khi đã tích lũy đủ sức mạnh quốc gia, Trung Quốc đã không còn e ngại trong việc bộc lộ tham vọng thực sự của mình. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích thông tin, đồng thời áp dụng các lý thuyết về quyền lực của Joseph Nye.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH