Tinh thần khởi nghiệp của tư sản Việt Nam đầu thế kỷ XX: Trường hợp doanh nhân Bạch Thái Bưởi (1874-1932)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Phương Hà Ngô, Văn Thuỷ Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí nghiên cứu chính sách và quản lý - Đại học Quốc gia HN, 2022

Mô tả vật lý: 105-117

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 442704

Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời gắn liền với quá trình thâm nhập và thiết lập của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam. Sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã giúp một bộ phận người Việt vốn đã có tiềm lực kinh tế từ trước mau chóng chuyển đổi, mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư vào các lĩnh vực mới. Một số khác là những nhà tư sản tự thân, vươn lên bằng tinh thần khởi nghiệp, khát khao làm giàu và cải tạo xã hội. Trong số những nhà tư sản nổi danh bởi tinh thần tự lập và ý chí khởi nghiệp ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, Bạch Thái Bưởi nổi lên như là một nhân vật điển hình. Bằng việc phân tích con đường và hoạt động kinh doanh của Bạch Thái Bưởi, bài viết nhằm mục đích nhấn mạnh tinh thần khởi nghiệp của giới tư sản Việt Nam đầu thế kỷ XX. Bài viết trước hết phân tích bối cảnh lịch sử và môi trường kinh doanh ở Việt Nam thời thuộc địa. Sự ra đời và hoạt động kinh doanh của giới tư sản Việt Nam, nhất là của những nhà tư sản tự thân, có tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ sẽ được đi sâu làm rõ. Mặc dù là nhóm người Việt có thế lực kinh tế mạnh nhất thời thuộc địa, trong tương quan so sánh với thế lực kinh tế người Pháp và người Hoa, giai cấp tư sản Việt Nam vẫn hoàn toàn yếu thế. Sự cạnh tranh của tư sản nước ngoài, trong khi thiếu bệ đỡ chính trị và một hệ tư tưởng tư sản tiến bộ dẫn lối là nguyên nhân chính đưa đến sự phát triển què quặt, yếu đuối của tư sản Việt Nam thời thuộc địa.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH