Tình hình kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc giai đoạn 2018 -2019

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hiền Anh Phạm, Minh Hưng Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 2022

Mô tả vật lý: 156-163

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 442708

 Xác định tỷ lệ kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) tại Bệnh viện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc giai đoạn 2018-2019. Đối tượng và phương pháp 190 chủng vi khuẩn phân lập được từ 695 mẫu nước tiểu của các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2019. Phương pháp Cấy đếm để xác định số lượng vi khuẩn/1ml nước tiểu và định danh vi khuẩn bằng bộ tính chất sinh vật hóa học API. Kết quả Tỷ lệ vi khuẩn dương tính trong nước tiểu là 27,33%
  Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp là E.coli (41,58%), S. epidermidis (21,58%), S.saprophyticus (20,53%), Enterococcus Spp. (8,42%) và Klebsiella spp. (5,79%). E. coli kháng với các quinolon (Levofloxacin 38,9%, ciprofloxacin 40,3%), nhạy cảm với cephalosporin thế hệ III, IV (ceftriaxon 58,6%, ceftazidim 70% và cefepim 77,1%), amikacin (70,7%), imipenem (89,4%) và meropenem (92,6%)
  S.epidermidis kháng với các cephalosporin thế hệ II và III (cefuroxim 37,9%, ceftriaxon 43,3% và ceftazidime 53,8%), sulfamethoxazole/trimethoprim (95%) và các quinolon (tỷ lệ kháng levofloxacin, ofloxacin và ciprofloxacin lần lượt là 36,7%, 61,8% và 67,6%), nhạy cảm với kháng sinh penicillin/chất ức chế β-lactamase, imipenem (97%) và meropenem (89,3%). S.saprophyticus kháng trung gian với các cephalosporin thế hệ II và III (cefuroxim 30,3%, ceftriaxon 43,2% và ceftazidim 66,7%), sulfamethoxazole/trimethoprim (69%) và các quinolon (tỷ lệ kháng levofloxacin, ofloxacin và ciprofloxacin lần lượt là 43,5%, 59,3% và 58,1%), nhạy cảm với kháng sinh nhóm carbapenem Imipenem (90%) và meropenem (95,7%). Enterococcus spp. kháng lại kháng sinh cephalosporin thế hệ II, III (cefuroxim 80%, ceftriaxon 57,1% và ceftazidim 63,6%), các quinolon (tỷ lệ kháng levofloxacin, ciprofloxacin và ofloxacin lần lượt là 38,5%, 50% và 50%), kháng aminosid (amikacin 25% và gentamycin 37,5%), đề kháng oxacillin (100%) giảm nhạy với carbapenem (imipenem92,9% và meropenem 62,5%), còn nhạy cảm với vancomycin (83,3%). Kết luận Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu thường gặp tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là E.Coli (41,58%), S.epidermidis(21,58%), S. saprophyticus (20,53%), Enterococcus spp.(8,42%), và Klebsiella spp.(5,79%). Các vi khuẩn này kháng cao với cephalosporin thế hệ I,II với các quinolon, còn nhạy với kháng sinh nhóm carbapenem. Do đó cần thực hiện tốt việc quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện để làm giảm tỷ lệ vi khuẩn đa kháng kháng sinh.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH