Đánh giá kết quả bước đầu điều trị và tác dụng không mong muốn của Leflunomide ở người bệnh viêm khớp dạng thấp tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.Nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc ở 52 người bệnh viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán theo tiêu chuẩn ACR 1987, điều trị Leflunomide, theo dõi trong 12 tuần tại phòng khám Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 6/2022 đến tháng 3/2023. Người bệnh được khám lâm sàng, và cận lâm sàng đánh giá mức độ hoạt động bệnh, điều trị Leflunomide liều 20 mg/ngày và Prednisolon 5 mg/ngày, tái khám lại sau 4, 8 và 12 tuần. Các thời điểm nghiên cứu là trước điều trị (T0) và sau điều trị 4 tuần (T1), 8 tuần (T2) và 12 tuần (T3). Các chỉ tiêu nghiên cứu là mức độ đau (điểm VAS), mức độ hoạt động bệnh (DAS CRP), và các tác dụng không mong muốn như buồn nôn và nôn, tiêu chảy, rụng tóc, nổi ban, tăng huyết áp, tăng mengan, giảm bạch cầu và tiểu cầu. Xử lý số liệu bằng thuật toán thống kê dựa trên phần mềmSPSS20, so sánh được xác định có ý nghĩa thống kê khi p <
0,05.Tuổi trung bình của người bệnh là 51,62 ± 14,72 (tuổi)
tỷ lệ Nữ/Nam là 4,2
thời gian mắc bệnh trung bình là 12,01 ± 2,91 (tháng). Tại thời điểm sau 12 tuần, điểm VAS giảm từ 5,57 ± 1,33 xuống 3,50 ± 1,44
p <
0,05
DAS CRP giảm từ 5,07 ± 1,34 xuống 3,68 ± 1,08
p <
0,05. Tỷ lệ các tác dụng không mong muốn như buồn nôn và nôn, rụng tóc, nổi ban, tăng huyết áp sau 12 tuần đều thấp 2/52 (3,85%). Không gặp người bệnh bị tăng men gan và giảm bạch cầu, tiểu cầu.Leflunomide có hiệu quả trong điều trị viêm khớp dạng thấp và an toàn.