So sánh hiệu quả gây mê theo nồng độ đích của et control - sevoflurane với tci - propofol dưới chỉ dẫn của điện não số hoá

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quyết Thắng Công, Văn Bách Hoàng, Thị Diệu Linh Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 617.96 Anesthesiology

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam, 2023

Mô tả vật lý: 235-239

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 442781

So sánh hiệu quả khởi mê và thoát mê khi gây mê theo nồng độ đích giữa hai phương pháp ET - control sevoflurane và TCI - propofol dưới chỉ dẫn của điện não số hoá. Phương pháp Nghiên cứu bao gồm 60 bệnh nhân chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 (n = 30) sử dụng phương pháp gây mê theo nồng độ đích ET Control Sevoflurane trên máy mê Aisys CS2 , nhóm 2 (n = 30) sử dụng gây mê theo nồng độ đích TCI Propofol trên bơm tiêm điện hệ thống mở Terumo. Kết quả nghiên cứu Thời gian mất ý thức của bệnh nhân nhóm 1 (54.9 ± 11.2) nhanh hơn nhóm 2 (72.2 - ± 6.0), thời gian chờ đặt ống NKQ có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (130.6 ± 9.7 so với 131.2 - ± 11.7). Thời gian thoát mê, nhóm 1 nhanh hơn so với nhóm 2 (179,6 ± 6,1 so với 260,1 ± 5,4). Tại thời điểm bệnh nhân mất tri giác (nhóm 1 SE = 68,2 ± 1,5 nhóm 2 SE = 68,3 ± 0,9) tương ứng với giác trị MAC = 1,7 cao nhất trong thời điểm gây mê. Tại thời điểmđặt ống NKQ (nhóm 1 SE = 40,7 ± 0,9, nhóm 2 SE = 40,7 ± 1.2) tương ứng với giá trị Ce = 3.8 cao nhất trong các thời điểm gây mê. Giai đoạn thoát mê các trị số SE tăng lên dần bằng với giá trị lúc bệnh nhân tỉnh (SE lớn nhất ở thời điểm T12 có giá trị lần lượt 2 nhóm là 91,1 ± 0,3 và. 91,5 ± 0,3, tương ứng với đó giá trị MAC và Ce giảm dần và đạt giá trị thấp nhất trong các thời điểm gây mê. Kết luận Dưới chỉ dẫn của điện não số hoá ET Control là một chương trình gây mê theo nồng độ đích của thuốc mê bốc hơi có tác dụng khởi mê và thoát mê hiệu quả hơn.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH