Đánh giá tình trạng di căn hạch cổ và mối liên quan tới đặc điểm bệnh học ung thư sàn miệng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Chính Đại Lê, Quốc Duy Ngô, Văn Trọng Nguyễn, Quang Đạt Phan

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 291-295

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 442907

 Đánh giá tình trạng di căn hạch cổ và mối liên quan tới một số đặc điểm bệnh học ở bệnh nhân ung thư sàn miệng. Đối tượng nghiên cứu Gồm 48 BN ung thư sàn miệng giai đoạn chưa di cănhạch trên lâm sàng được cắt rộng u kèm vét hạch cổ chọn lọc tại Bệnh viện K từ tháng 1/2015 đến tháng 1/2020. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả Trong 48 BN nghiên cứu, tuổi trung bình là 56,8 (41 - 75)
  tỷ lệ nam/nữ = 7
  đa số BN có tiền sử hút thuốc lá và uống rượu
  29,2% BN có u lan qua đường giữa
  hình thái u thường gặp là sùi và loét kết hợp (45,8%)
  kích thước u trung bình 2,13 ± 0,79cm. Đa số DOI >
 5mm
  với giai đoạn bệnh sau mổ chủ yếu là pT1,2 (79,2%)
  số hạch vét được trung bình 14,0 ± 7,1
  tỷ lệ di căn hạch sau phẫu thuật là 22,9%. Tỷ lệ di căn hạch cao hơn ở nhóm u>
 2cm so với ≤2cm (36% so với 8,7%
  OR = 2,593, p=0,025), nhóm DOI >
 5mm so với ≤5mm (42,1% so với 8,3%
 OR = 8, p =0,044). Tỷ lệ di căn hạch tăng dần theo giai đoạn pT1, pT2, pT3 (tương ứng 6,7%, 21,7% và 50%) với p=0,041. Các yếu tố tuổi, giới, hình thái, vị trí u không liên quan đến tỷ lệ di căn hạch. Kết luận UTSM thường di căn hạch sớm. Tình trạng di căn hạch có liên quan đến kích thước u, độ xâm lấn sâu và giai đoạn u sau mổ.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH