Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển một số sản phẩm tiềm năng tham gia chương trình OCOP tỉnh Thái Nguyên

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Xuân Hồng Bùi, Thị Thanh Huyền Đào, Quang Trung Hà, Minh Hiếu Hoàng, Thị Ngọc Bích Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2022

Mô tả vật lý: 110 - 118

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 442946

 Nghiên cứu này đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển một số sản phẩm tiềm năng tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Thái Nguyên. Thông tin được thu thập dựa trên bộ tiêu chí cho các nhóm sản phẩm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích các kết quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng có 93,10% sản phẩm đạt từ 18/35 điểm trở lên. Đối với các tiêu chí đánh giá khả năng tiếp cận thị trường có 31,03% sản phẩm đạt điểm tối thiểu 13/25 điểm. Đối với tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm có 72,41% sản phẩm đạt từ 13/25 điểm trở lên. Trong số 29 sản phẩm được khảo sát, có 4 sản phẩm được đánh giá và phân loại ở mức 4 sao (13,79%), 12 sản phẩm là 3 sao (41,38%) và 13 sản phẩm là 2 sao (44,83%). Đối với các sản phẩm chưa đạt OCOP 3 sao, cần có một số giải pháp kịp thời từ cơ quan quản lý và chủ thể như sau (1) Đối với cơ quan quản lý cần có chính sách hỗ trợ về bao bì, nhãn mác, hệ thống quản lý tiên tiến như VietGAP, ISO, HACCP
  (2) Đối với chủ thể cần phải bổ sung thêm các minh chứng về hợp đồng đầu vào, đầu ra và cần xây dựng câu chuyện riêng cho mỗi sản phẩm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH