Tannin (acid tannic) thuộc nhóm polyphenol, là hợp chất có cấu trúc phức tạp và được chia thành 2 nhóm tannin thủy phân và tannin cô đặc (CT). Tannin (polyphenol) hiện diện trong hầu hết thực vật và có nhiều trong cà phê, trà, nho, cam thảo, dâu, cây hạt dẻ, các loại đậu... Tùy thuộc vào nguồn thực vật, thành phần và cấu trúc tannin cũng khác biệt rất lớn. Các phản ứng có lợi của động vật đối với tannin cô đặc khi hàm lượng phù hợp là cải thiện sự tăng trưởng, sản xuất sữa, khả năng sinh sản, và giảm lượng khí thải mêtan và bay hoi amoniac từ phân hoặc nước tiểu. Quan trọng nhất là khả năng chống lại tác động của giun tròn ký sinh đường tiêu hóa của thức ăn gia súc. Phản ứng của động vật là khác nhau với tannin cô đặc, ban đầu được cho là do nồng độ CT trong khẩu phần ăn, nhưng nghiên cứu gần đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cấu trúc phân tử của chúng, cũng như nồng độ, và cả thành phần của khẩu phần ăn có chứa tannin cô đặc. Tầm quan trọng của các đặc điểm cấu trúc CT không thể được đánh giá thấp. Nghiên cứu liên ngành là chìa khóa để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các đặc điểm và hoạt động sinh học của CT và sẽ cho phép khai thác tốt hơn các hợp chất thực vật tự nhiên này trong các trang trại chăn nuôi. Nghiên cứu cũng cần thiết để cung cấp cho các nhà nhân giống cây trồng hướng dẫn và là công cụ sàng lọc để tối ưu hóa các đặc điểm CT trong thức ăn thô xanh và khẩu phần ăn của gia súc. Ngoài ra, cần cải thiện khả năng cạnh tranh và đặc điểm nông học của tannin cô đặc - chứa trong các cây họ đậu và sự hiểu biết về các lựa chọn để đưa chúng vào khẩu phần ăn cho gia súc nhai lại. Tổng quan này bao gồm các kết quả gần đây từ nghiên cứu đa ngành về cây đậu sainfoin (Onobrychis Mill. Spp.) và cung cấp một cái nhìn tổng quan về sự phát triển hiện tại với một số loại thức ăn gia súc, đặc biệt là cây họ đậu.