Đặc điểm lâm sàng, X-quang bệnh nhân mất răng sau hàm trên có chỉ định nâng xoang hở tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyên Lâm Lê, Thúy Xuân Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Y Dược học Cần Thơ, 2023

Mô tả vật lý: 210 - 217

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 443029

 Mất răng sau hàm trên là tình trạng thường gặp trên lâm sàng, xác định đặc điểm lâm sàng và X-quang giúp tiên lượng, lựa chọn phương pháp điều trị có hiệu quả. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, x-quang của bệnh nhân mất răng sau hàm trên có chỉ định nâng xoang hở và cắm implant tức thì tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 22 bệnh nhân mất răng sau hàm trên với 30 xoang hàm có chỉ định nâng xoang hở và cắm implant tức thì tại Bệnhviện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ năm 2022-2023. Kết quả Tuổi trung bình là 32,8±12,12 trong đó nữ giới là 53,3% và nam giới là 46,7%. Thời gian mất răng 10 năm có 30%. Nguyên nhân mất răng do sâu răng là 76,7%, do nha chu là 23,3%. Mất răng cối nhỏ là 36,7%, mất răng cối lớn 63,3%. Độ há miệng trung bình 49,12±3,49mm. Đặc điểm trên phim X-quang Mật độ xương D1 3,3%, D2 76,7%, D3 20,0%. Kích thước trung bình vòng nối động mạch 0,99±0,18mm (0,7-1,35mm). Góc hợp bởi thành ngoài và thành trong xoang hàm trung bình 64,54±7,17° (52,3°-75,6°). Hiện diện vách ngăn xoang theo chiều ngoài trong 3,3% còn lại không có vách ngăn là 96,7%. Chiều rộng xương trung bình là 8,29±0,48mm, chiều cao xương trung bình là 4,51±0,38mm. Độ dày thành xoang trung bình là 1,78±0,29mm, độ dày màng xoang trung bình là 2,29±0,35. Các đặc điểm thường gặp của mất răng sau hàm trên có chỉ định nâng xoang hở là thời gian mất răng>
 5 năm, mật độ xương D2, kích thước xương ổ răng giảm theo chiều ngoài trong và chiều cao.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH