Ảnh hưởng của phương pháp che phủ đất trong canh tác mía trên Đất Dốc Tây Nguyên

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đức Hạnh Đỗ, Văn Tường Đỗ, Công Thống Dương, Thị Hà Nhi Nguyễn, Thị Tân Nguyễn, Thị Thu Phạm, Văn Tùng Phạm, Bá Khoa Trần, Văn Sơn Trần, Văn Tuấn Trần, Văn Kiều Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 631.4 Soil science

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 2022

Mô tả vật lý: 69 - 75

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 443076

Khảo nghiệm các phương pháp che phủ đất trong canh tác mía được tiến hành trên đất dốc tại xã Ea Sar, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk và xã Kông Yang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Các khảo nghiệm cơ bản được đánh giá trên 01 vụ mía tơ và 01 vụ mía gốc I. Thí nghiệm được bố trí kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô là 50m2. Thời gian đánh giá từ tháng 01/2020 đến tháng 01/2022. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, biện pháp che phủ đất bằng ngọn, lá mía sau khi trồng và thu hoạch mía sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Tại Đắk Lắk, năng suất mía từ 93,7 - 97,8 tấn/ha và năng suất quy 10 CCS từ 109,4 - 116,7 tấn/ha, vượt đối chứng từ 15,77 - 18,10 tấn/ha tùy theo từng vụ. Tại Gia Lai, năng suất mía đạt 83,1 - 93,2 tấn/ha, năng suất quy 10 CCS đạt 98,1 - 108,2 tấn/ha, vượt đối chứng từ 21,0 - 22,7% tùy theo từng vụ. Lợi nhuận tăng từ 13.706 - 14.042 ngàn đồng tại Đắk Lắk và từ 15.780 - 17.472 ngàn đồng tại Gia Lai tùy theo từng vụ tơ hoặc gốc I.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH