Sự thay đổi nồng độ cystatin C huyết tương ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Tuấn Anh Bùi, Thị Nguyệt Đoàn, Thị Quỳnh Nga Nguyễn, Thiện Ngọc Phạm, Thị Hạnh Phan, Thị Thu Hương Uông, Văn Giáp Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 612 Human physiology

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 88-94

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 443086

 Xác định nồng độ CysC huyết tương ở bệnh nhân (BN) mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đợt cấp và giai đoạn ổn định. Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ CysC HT với các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng. Đối tượng tượng& phương pháp 218 bệnh nhânCOPD (81 trong giai đoạn ổn định, 137 trong đợt cấp) được đưa vào nghiên cứu. Nghiên cứu đánh giá các chỉ số chức năng phổi, chỉ số khối cơ thể (BMI), số lượng bạch cầu, hsCRP, Procalcitonin (PCT), urê, creatinin, Cystatin , tình trạng hút thuốc ở cả hai nhóm BN. Kết quả Nồng độ CysC HT ở BN COPD đợt cấp là 1,27 ± 0,37mg/L cao hơn COPD giai đoạn ổn định là 1.01 ±0.18mg/L có ý nghĩa thống kê với p<
 0.01. Nồng độ Cys HT ở nhóm B, C, D ở BN COPD đợt cấp cao hơn COPD giai đoạn ổn định tương ứng (p<
 0.01, p<
 0.05). Nồng độ CysC HT ở BN đợt cấp tắc nghẽn nặng (GOLD3) và rất nặng (GOLD4) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với BN COPD ổn định (p <
 0.01). Nồng độ CysC HT ở nhóm COPD đợt cấp cho thấy có mối tương quan nghịch tương ứng với FEV1%, FVC%, FEV1 /FVC% (r = -0,37, r = -0,314, r = -0,362), và tương quan thuận tương ứng với nồng độhsCRP, PCT (r = 0,398, r = 0,426). Kết luận 1) Nồng độ CysC HT tăng ở cả BN COPD đợt cấp và COPD ổn định. 2) Nồng độ CysC HT tăng có liên quan đến tình trạng viêm và mức độ nặng của tắc nghẽn luồng khí ở BN COPD đợt cấp.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH