Hiệu quả can thiệp lâm sàng của SDF 38% trên học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Bình Khánh có sâu răng sớm và sâu răng sớm trầm trọng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Minh Tùng Dương, Hồng Hà Nguyễn, Thị Ngọc Nga Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 617.6 Dentistry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 258-263

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 443156

Đánh giá hiệu quả can thiệp lâm sàng của SDF 38% trên học sinh lớp 1 có sâu răng sớm (ECC) và có sâu răng sớm trầm trọng (S-ECC) ở thời điểm sau 12 tuần. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng được thực hiện trên 120 học sinh lớp 1 có ECC và có S-ECC đang học tại trường Tiểu học Bình Khánh, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu tiến hành so sánh hiệu quả can thiệp bằng SDF 38% và nhóm chứng vecni NaF 5. Kết quả Trong 120 trẻ tham gia nghiên cứu, có 70 trẻ điều trị bằng SDF 38% và 50 trẻ điều trị bằng vecni NaF 5%. Chưa ghi nhận sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu theo 2 nhóm điều trị. Trung bình mặt răng sâu mức s1 giảm 3,1 mặt răng, tỷ lệ mặt răng ngừng hoạt động ở nhóm SDF 38% cao hơn nhóm chứng sau 12 tuần can thiệp. Kết luận SDF 38% có hiệu quả trong việc tăng cường sự tái khoáng mô cứng của răng, ngăn chặn phát triển sang thương. Các nhà lâm sàng có thể xem xét về việc sử dụng SDF 38% trong việc điều trị và dự phòng sâu răng của trẻ.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH