Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tính giá trị của các công cụ đo và hiệu quả điều trị trên người bệnh có đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Mô tả cắt ngang 65 đối tượng đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 08/2022 đến 03/2023. Kết quả Tỷ lệ SDD trên bệnh nhân đợt cấp COPD theo SGA là 84,6%. Công cụ SGA ghi nhận có mức độ đồng thuận thấp với BMI (Kappa=0,27
p<
0,05) và rất thấp Albumin (Kappa= 0,13
p=0,03). Đối với đánh giá dinh dưỡng, nghiên cứu ghi nhận được hiệu quả sau điều trị ở sức cơ (HQĐT 24,3%
p<
0,05), PreAlbumin (HQĐT 21,5
p=0,02)
giảm chỉ số CRP (HQĐT 70,2%
p<
0,05). Kết luận SDD có tỷ lệ cao ở những người có đợt cấp COPD. Điều trị dinh dưỡng ngắn ngày tại bệnh viện trên những đối tượng này sẽ làm cải thiện về sức cơ, yếu tố đánh giá tình trạng viêm CRP và PreAlbumin huyết thanh.