Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và loại mẫu cấy đến quá trình phát sinh hình thái ở cây bá bệnh. Kết quả thu được cho thấy, đối với mẫu cấy tử diệp, tỷ lệ hình thành mô sẹo và khối lượng tươi đạt cao nhất, lần lượt là 96,3% và 258 mg khi nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 3,0 mg/L NAA kết hợp với 0,5 mg/L BA
mô sẹo thu được có màu vàng, xốp. Đối với mẫu cấy lá non, tỷ lệ hình thành mô sẹo và khối lượng tươi đạt cao nhất, lần lượt là 100% và 99 mg khi nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/L NAA kết hợp với 0,5 mg/L BA
mô sẹo thu được có màu trắng, xốp. Đối với mẫu cấy cuống lá non, tỷ lệ hình thành mô sẹo và khối lượng tươi đạt cao nhất, lần lượt là 100% và 56 mg khi nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 1,0 mg/L NAA kết hợp với 2,0 mg/L BA
mô sẹo thu được có màu trắng, xốp. Sự phát sinh hình thái mô sẹo của cả 3 loại mẫu trên môi trường nuôi cấy có bổ sung 6-benzylaminopurine (BA) kết hợp với thidiazuron (TDZ) cho hiệu quả thấp hơn so với khi sử dụng BA kết hợp với NAA. Mô sẹo thu được có hình thái và màu sắc khác nhau, đây sẽ là nguồn nguyên liệu phục vụ cho nhiều hướng nghiên cứu tiếp theo như: nuôi cấy phát sinh phôi, nuôi cấy huyền phù thu nhận hợp chất thứ cấp... Trong nghiên cứu phát sinh rễ bất định của mẫu lá in vitro, NAA thích hợp cho sự hình thành rễ bất định của Eurycoma longifolia. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mẫu hình thành rễ, số rễ/mẫu và chiều rễ trung bình đạt được cao nhất, lần lượt là 80%, 2,5 rễ/mẫu, 23,8 mm, tỷ lệ mẫu tạo rễ 80,0% ở nghiệm thức sử dụng 1,0 mg/L NAA. Không có sự hình thành rễ ở mẫu lá ex vitro ở tất cả các nghiệm thức.