Đánh giá hiệu quả xử lý thành phần hữu cơ, nitơ và photpho trong nước thải sử dụng bùn hạt hiếu khí trong bể phản ứng theo mẻ luân phiên

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Kiên Đinh, Đăng Hải Nguyễn, Quang Hưng Nguyễn, Đặng Bảo Thuyên Trần, Quang Lộc Trần, Thị Tú Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 624 Civil engineering

Thông tin xuất bản: VNU Journal of Science: Earth and Environmental Science, 2022

Mô tả vật lý: 42-59

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 443447

Bài báo trình bày kết quả đánh giá khả năng xử lý thành phần hữu cơ, nitơ và photpho trong nước thải khu công nghiệp Phú Bài bằng quá trình bùn hạt hiếu khí trong bể phản ứng theo mẻ luân phiên (Sequential Batch Reactor, SBR). Thí nghiệm được thực hiện trên hai bể SBR, R1 và R2 có thời gian vận hành mỗi mẻ là 240 phút, áp dụng cùng chế độ cấp khí 2 bậc gồm 90 phút ở lưu lượng cấp khí Q1=6 L/phút và 136 phút ở mức Q2=2 L/phút. Tuy nhiên, bể R1 được cấp nước 1 lần ngay từ đầu mẻ, trong khi bể R2 cấp nước gián đoạn 2 lần với 75% thể tích nước cấp vào đầu mỗi mẻ và 25% thể tích còn lại ngay sau khi kết thúc cấp khí ở mức Q1. Sau 50 ngày vận hành, bùn hạt hiếu khí duy trì được sự ổn định và phát triển trong thời gian thí nghiệm, kích thước bùn hạt hiếu khí tăng từ 1 lên 2 mm, sinh khối bùn (theo TSS) duy trì trong hai bể khá cao cao khoảng 7,8-8,2 g/L, bùn hạt lắng tốt thể hiện qua chỉ số thể tích bùn (Sludge Volumetric Index, SVI) thấp chỉ 40-42 mL/gTSS. Hiệu suất xử lý thành phần hữu cơ (COD) và N-NH4+ trong hai bể đạt tương ứng khoảng 92-93 và 96-97%, trong khi hiệu suất xử lý P-PO43- chỉ khoảng 68-80%. Ngoài ra, quá trình nitrat và khử nitrat đồng thời (Simultaneous Nitritfication and Denitrification, SND) được hình thành khi bể vận hành với chế độ cấp khí giảm theo bậc. Hiệu quả quá trình SND ở bể R2 (85-87%) cao hơn so với bể R1 (64-68%) cho thấy vận hành bể SBR với chế độ cấp khí giảm theo bậc và cấp nước gián đoạn 2 lần phù hợp hơn để tăng cường hiệu quả xử lý thành phần hữu cơ và nitơ. Hiệu quả quá trình SND ở bể R2 cao hơn so với bể R1 mang lại hiệu suất xử lý tổng nitơ (T-N) ở bể R2 (75-78%) cũng cao hơn 10-13% so với bể R1 (68-69%). Tuy nhiên, cả hai chế độ vận hành này đều cho thấy vẫn chưa đảm bảo để có thể xử lý hoàn toàn nitơ tổng trong nước thải.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH