Xác định trượt lở đất khu vực huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sử dụng chuỗi ảnh Radar ALOS PalSAR bằng phương pháp đường đáy ngắn (SBAS)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Tiến Đinh, Thanh Nghị Lê, An Bình Nguyễn, Thị Hải Yến Nguyễn, Vân Anh Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất, 2020

Mô tả vật lý: 45301

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 443496

Radar giao thoa được biết đến như một công nghệ để giám sát sự thay đổi các yếu tố trên bề mặt trái đất. Có khá nhiều phương pháp Radar giao thoa, trong đó phương pháp giao thoa Radar tán xạ cố định (PSInSAR) sử dụng một chuỗi ảnh để xác định biến động địa hình khá tốt. Tuy nhiên, với khu vực có nhiều thực phủ thì số lượng điểm tán xạ cố định thường bị hạn chế. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả lựa chọn phương pháp đường đáy ngắn (SBAS) với chuỗi ảnh đa thời gian ALOS PalSAR được thu trong khoảng thời gian từ tháng 8/2007 đến tháng 11/2010 để xác định trượt lở cho khu vực huyện Bát Xát và một phần nhỏ của huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Có nhiều điểm trượt lở đất ở khu vực nghiên cứu đã được phát hiện. Các vị trí trượt lở đất được phát hiện từ ảnh Radar đã được so sánh với các điểm khảo sát trượt lở đất và điểm trượt lở đất giải đoán bằng ảnh hàng không năm 2013 do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cung cấp. Đã có nhiều vị trí trượt trùng với các điểm trượt lở được khảo sát, điều này đã chứng minh rằng có một số điểm trượt lở tồn tại và phát triển liên tục như vị trí cầu Móng Sến, xã Trung Chải hay tại cầu Sài Duẩn, xã Phìn Ngan.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH