Nêu mục tiêu của nghiên cứu (1) Khảo sát thực trạng về hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc
Ứng dụng công nghệ trong khai báo, xây dựng cơ sở dữ liệu cho những trường hợp có tiền sử mẫn cảm với thuốc để lưu trữ, cảnh báo phản ứng có hại của thuốc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng: Báo cáo ADR và cảnh báo dị ứng. Phương pháp nghiên cứu: Gồm 2 giai đoạn, mô tả thực trạng từ tháng 3/2019 - 9/2019 và đánh giá can thiệp từ 3/2020 - 9/2020. Kết quả: Ban hành quy trình khai báo ADR ứng dụng mã Qrcode, lưu trữ thông tin dị ứng trên phần mềm kê đơn và cảnh báo khi kê đơn. Sau khi can thiệp so với cùng kỳ năm 2019 có sự thay đổi rõ rệt về số lượng và cơ cấu của các báo cáo ADR. Số khoa báo cáo tăng 2,4 lần từ 5 lên 12 khoa, số lượng báo cáo tăng 3,8 lần từ 13 lên 49 ca. Số ca can thiệp Dược lâm sàng tư vấn dùng kháng sinh cũng theo đó tăng 3,1 lần từ 7 lên 22 ca. Khai báo tiền sử dị ứng 27 ca trên phần mềm để cảnh báo khi kê đơn. Kết luận: Nghiên cứu đã xây dựng được quy trình khai báo ADR thông qua mã QR code giúp bác sĩ thuận tiện, dễ dàng hơn. Ngoài ra nghiên cứu còn lưu trữ được cơ sở dữ liệu các dị ứng qua đó giúp cảnh báo tới bác sĩ khi dùng thuốc cho bệnh nhân, tránh các phản ứng quá mẫn. Ngay cả khi bệnh nhân khám trong các lần khám tiếp theo, điều trị nội trú hay ngoại trú cũng đều được cảnh báo.