Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu vềđặc điểm phân bố và tính đa dạng của quần thể Trắc(Dalbergia cochinchinensis)thuộc kiểu rừng kín thường xanh tại Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Sử dụng phương pháp điều tra OTC điển hình ở các trạng thái rừng khác nhau và kế thừa có chọn lọc số liệu, tài liệu thu thập được về vùng phân bố của loài Trắc tại khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu lập 5 ô tiêu chuẩn điển hình với diện tích 1.000 m2(40 x 25 m) trên mỗi trạng thái rừng, tổng số ô được lậplà 15 ô. Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng cây Trắc phân bố tập trung nhiều ở trạng thái rừng nghèo, kế tiếp làrừng trung bình và rừng giàu với mật độ tương ứng là 74 cây/ha, 30 cây/ha và 20 cây/ha. Chỉ số quan trọng (IVI) của các loài trong lâm phần là 0,45% - 25,98%, loài có IVI cao nhất là Thành ngạnh sau đó đến Sến, Cám, Săng đen, Trắc... chỉ sốMargalef tương đối ổn định, chỉ số tương đồng (J') biến động từ 0,64 đến 0,95, trung bình là 0,9. Chỉ số Shannon - Wiener (H') biến động từ 1,34 đến 3,08, trung bình là 2,5 với độ lệch chuẩn là 0,51. Chỉ số ưu thế Simpson thay đổi từ 0,14 đến 0,36
trung bình là 0,11. Chỉ số Caswell biến động trong khoảng - 1,25 đến +2,11. Nhìn chung, các chỉ số đa dạng sinh học D, J' và H' đạt giá trị thấp nhất ở trạng thái rừng nghèo, đạt giá trị cao ở trạng thái rừng trung bình và giàu.