Quản lý chất lượng môi trường nước - Nền tảng và mục tiêu của công tác kiểm soát ô nhiễm

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hoàng Ánh Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 363.7 Environmental problems

Thông tin xuất bản: Môi trường, 2022

Mô tả vật lý: 14-17

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 443704

 Việt Nam có 697 sông, suối, kênh, rạch và 38 hồ là nguồn nước liên tỉnh, thuộc 16 lưu vực sông (LVS) chính và 3.045 sông, suối thuộc các LVS nội tỉnh. Trong số đó, nhiều sông là sông xuyên biên giới như hệ thống sông: Mê Công (sông Cửu Long), Hồng, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả, Sê San, Đồng Nai. Trong giai đoạn 2016 - 2020, với sự nỗ lực quản lý và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, phần lớn chất lượng nước trên các LVS lớn như LVS Hồng - Thái Bình, Mã, Vu Gia - Thu Bồn và Mê Công đều được theo dõi, quản lý. Kết quả quan trắc cho thấy, chất lượng môi trường nước tại các LVS này vẫn duy trì ở mức tốt. Nhiều sông, đoạn sông, nước sông sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên, cục bộ vẫn còn tồn tại một số khu vực chất lượng nước ở mức kém, song đã có sự cải thiện đáng kể so với nhiều năm trước (như đoạn sông Cầu trước khi vào TP. Thái Nguyên
  đoạn sông Nhuệ qua địa phận Hà Nội, đoạn chảy qua chợ Đông Ba trên sông Hương...). Thành phần chất ô nhiễm trên các LVS chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng, phần lớn các điểm quan trắc ghi nhận chưa có dấu hiệu ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật. Vấn đề BVMT LVS luôn là một trong những vấn đề nóng, nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp, các ngành và dư luận xã hội. Các quy định về BVMT LVS cũng đã có trong các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT từ sớm, tính từ Luật BVMT năm 2005. Căn cứ quy định của pháp luật về BVMT cũng như tình hình thực tiễn, Bộ TN&MT đã xây dựng, tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án BVMT LVS đối với một số LVS có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, là điểm nóng về ô nhiễm môi trường, cụ thể là: Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan LVS Cầu
  Đề án tổng thể BVMT LVS Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020 và Đề án BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định thành lập các Ủy ban BVMT LVS tương ứng để cùng với Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh, TP trên 3 LVS và các Bộ, ngành liên quan triển khai các nhiệm vụ, thực hiện 3 Đề án BVMT LVS. Đến năm 2020, các Đề án BVMT LVS kết thúc giai đoạn thực hiện, đồng thời Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật BVMT năm 2020 với nhiều điểm mới liên quan đến vấn đề BVMT nước. Bài viết phản ánh tình hình triển khai 3 Đề án BVMT LVS đến năm 2020, phân tích những điểm đã đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp về BVMT LVS giai đoạn tới.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH