Đánh giá kết quả điều trị của 2 phác đồ Flare-up và Antagonist và nhận xét các yếu tố liên quan đến mức độ đáp ứng buồng trứng. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thiết kế nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên lâm sàng. Cỡ mẫu nghiên cứu là 834 bệnh nhân trong thời gian từ năm 2014-2018. Kết quả: Tỷ lệ có thai sinh hóa ở phác đồ Flare-up là 4,5% và ở phác đồ Antagonist là 8,1% (p<
0,05). Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ có thai lâm sàng tương đương nhau giữa 2 phác đồ. Ở cả 2 phác đồ, tuổi và AFC có giá trị tiên lượng đáp ứng buồng trứng kém. Ở phác đồ Flare-up, FSH ngày 2 và E2 ngày 7 cũng có giá trị tiên lượng đáp ứng kém nhưng ở phác đồ Antagonist lại không có giá trị. Kết luận: Hiệu quả điều trị đối với nhóm bệnh nhân có tiên lượng đáp ứng kém của 2 phác đồ tương đương nhau. Tuổi và AFC là yếu tố có giá trị trong tiên lượng đáp ứng buồng trứng kém.