Đất nhiễm mặn ảnh hưởng bất lợi đến quá trinh canh tác và sản xuất lúa gạo của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh quản lý nước tưới họp lý, cải tạo đất có thể giúp giảm ảnh hưởng bất lợi của mặn đối với cây lúa. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của bón biochar (than sinh học) đối với một số đặc tính hóa học của đất nhiễm mặn và cải thiện sinh trưởng, năng suất lúa. Nghiên cứu được thực hiện trên hệ thống canh tác lúa - tôm ở huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang và huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, với 3 nghiệm thức và 4 lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Các nghiệm thức gồm: (i) đối chứng rửa mặn và bón phân theo nông dân, (ii) bón biochar 10 tấn/ha, (iii) bón biochar 10 tấn/ha kết họp bón vôi (2 tấn CaO/ha). Thí nghiệm được thực hiện trên 2 vụ lúa, vụ tôm xen giữa 2 vụ lúa trong 2 năm và được đánh giá ở vụ lúa thứ 2. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bón biochar cải thiện có ý nghĩa pH, giảm hàm lượng Na+ trao đổi và tăng tỷ lệ K+/Na+ trong đất khác biệt có ý nghĩa so vói nghiệm thức đối chứng. Mặc dù, các chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng và năng suất lúa chua khác biệt ý nghĩa thống kê, nghiên cứu cho thấy bón biochar có hiệu quả để giảm thiểu sự tích lũy và ảnh hưởng bất lợi của Na+ trong đất ở những vùng bị ảnh hường bởi xâm nhập mặn.