Xác định nguyên tố vết trong không khí tại thành phố Đà Lạt qua chỉ thị trên rêu Barbula bằng phương pháp huỳnh quang tia X phản xạ toàn phần.

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Phan Thảo Tiên Đoàn, Hữu Thắng Hồ, Hồng Khiêm Lê, Viết Huy Lê, An Sơn Nguyễn, Thị Minh Sang Nguyễn, Thị Nguyệt Hà Nguyễn, Trương Dương Cầm Nguyễn, Đăng Quyết Phạm, Thị Ngọc Hà Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh , 2020

Mô tả vật lý: 1048-1056

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 443819

 Đánh giá ô nhiễm môi trường là vấn đề cần quan tâm của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Thông thường, các nguồn ô nhiễm trong không khí do 3 nguồn chính: quá trình sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp
  các nguồn ô nhiễm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp
  các nguồn ô nhiễm từ phương tiện giao thông. Nghiên cứu này sử dụng rêu Barbula, xem như các trạm quan trắc sinh học. Rêu Barbula là thực vật bậc thấp, rễ giả, chúng hút các chất dinh dưỡng thông qua lá và thân. Rêu Barbula có khả năng hấp thụ kim loại trong không khí rất lớn, mọc tự nhiên tại các vùng ở thành phố Đà Lạt. Vị trí lấy mẫu rêu tại thành phố Đà Lạt là những vị trí có phương tiện xe cộ đi lại nhiều, và vị trí sản xuất nông nghiệp trọng điểm. Bằng phương pháp huỳnh quang tia X phản xạ toàn phần (TXRF), kết quả đã phân tích được 21 nguyên tố vết có trong các mẫu rêu, với hàm lượng của một số kim loại độc nặng rất thấp.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH