Ảnh hưởng của biện pháp ngắt đọt, tỉa chồi và bổ sung phân bón đến năng suất hạt mướp làm gốc ghép tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Diễm Tuyền Nguyễn, Thị Thanh Trúc Nguyễn, Thùy Dung Nguyễn, Thị Ba Trần, Thị Bích Thủy Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 580.589 Plants

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 2020

Mô tả vật lý: 45 - 51

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 443822

 Thí nghiệm thực hiện tại xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 1 năm 2020 nhằm xác định biện pháp ngắt đọt, tỉa chồi và bổ sung phân bón cho năng suất hạt mướp làm gốc ghép cao nhất. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức lô phụ với 3 lặp lại, lô chính là 4 biện pháp bổ sung phân bón: 1/ Đối chứng (không bổ sung phân bón)
  2/ Phân Kem (Balado Complate) tưới gốc
  3/ Phân bón lá
  4/ Phân Kem tưới gốc + Bón lá và lô phụ là 4 biện pháp ngắt đọt, tỉa chồi: 1/ Không ngắt đọt và không tỉa chồi (Để tự nhiên - Đối chứng)
  2/ Không ngắt đọt (tỉa tất cả chồi gốc đến khi cây cao 2 m)
  3/ Ngắt đọt 1 lần
  4/ Ngắt đọt 3 lần. Kết quả cho thấy, nghiệm thức kết hợp phân Kem tưới gốc với Không ngắt đọt cho năng suất hạt thương phẩm cao nhất (59,4 kg/ha), tỉ lệ hạt thương phẩm khá (43,7%) và thấp nhất là kết hợp phân bón lá với Ngắt 3 lần (4,80 kg/ha). Tỷ lệ năng suất hạt thương phẩm trên tổng năng suất hạt cao nhất ở nghiệm thức kết hợp không bổ sung phân bón với Ngắt đọt 1 lần là 53,2%. Tỷ lệ hạt nẩy mầm ở các nghiệm thức đều hơn 80%.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH