Xác định hiện trạng canh tác cây Khóm trên đất phèn tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Tổng số 40 nông hộ trồng Khóm được phỏng vấn về kỹ thuật canh tác, tình hình sử dụng phân bón và sâu bệnh hại trên cây Khóm tại xã Vĩnh Viễn và Vĩnh Viễn A. Kết quả cho thấy tuổi liếp trồng Khóm cao có thể dẫn đếnchất lượng đất thấp và nguy cơ lưu tồn bệnh hại cao. Diện tích canh tác của mỗi nông hộ lớn phù hợp để cung cấp sản lượng lớn hay sản phẩm đặc thù của vùng. Bên cạnh đó, kỹ thuật lên liếp và kỹ thuật trồng hợp lý giúp kéo dài chu kỳ sản xuất Khóm. Phân hóa học N, P, K được sử dụng chưa cân đối. Công thức phân bón N, P2O5, K2O trung bình cho cây Khóm của các nông hộ được ghi nhận lần lượt là 19,8 - 10,3 - 2,8 (g/cây/năm). Rất ít nông dân sử dụng phân hữu cơ hay các chế phẩm vi sinh để cung cấp dinh dưỡng cho cây Khóm. Bệnh chủ yếu trên cây Khóm là khô đầu lá, bệnh thối nõn, thân và trái
rệp sáp là côn trùng gây hại chính.