Nghiên cứu sự phát triển của vết nứt trong tấm bimetal nhôm A1050 và đồng C1100n

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hữu Hải Quan Nguyễn, Thanh Nhàn Phan, Hưng Trà Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 620.1 Engineering mechanics and materials

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Giáo dục Kỹ thuật - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, 2022

Mô tả vật lý: 76-86

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 443864

Hiện nay, liên kết hai vật liệu kim loại khác nhau là một thách thức lớn đối với các ngành công nghiệp hiện nay. Áp dụng công nghệ hàn ma sát khuấy cũng là một nghiên cứu khả thi, nhưng để đánh giá được độ bền mối liên kết so với vật liệu nền thì cần phải khảo sát, thí nghiệm, đánh giá để tìm ra được ưu nhược điểm của nó. Trong bài báo này chỉ tập trung đi sâu về nghiên cứu sự phát triển của vết nứt dựa trên tác dụng lực. Trong đó nghiên cứu này sử dụng tác dụng lực làm vết nứt hình thành và phát triển khác nhau. Cụ thể nghiên cứu tập trung vào các nội dung như sau: khảo sát cấu trúc tế vi vùng tiếp giáp Al/Cu, khảo sát sự phát triển của vết nứt. Thông qua việc khảo sát nghiên cứu này cho thấy được sự phát triển vết nứt ra sao, vật liệu vùng tiếp giáp, ngoài ra sẽ có kết quả về độ bền của mối hàn như thế nào để có thể ứng dụng nó một cách hiệu quả nhất vào thực tiễn. Khi thí nghiệm nghiên cứu này tạo trước vết nứt ở các vị trí khác nhau theo tiêu chuẩn, tác dụng lực vào ngay mối hàn cho thấy khả năng vết nứt phát triển theo bề mặt tiếp giáp giữa 2 vật liệu có tỉ lệ cao nhất và không phân nhánh. Như vậy nghiên cứu này thấy rằng mối hàn nào có năng lượng phá hủy càng lớn thì độ liên kết vật liệu cao.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH