Vốn và vai trò của vốn văn hóa trong giáo dục gia đình và phát triển nguồn nhân lực ở Đồng bằng sông Cửu Long

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Lam Hà Trương

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học & Công nghệ: Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), 2023

Mô tả vật lý: 1922-1932

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 443897

Giáo dục gia đình là giáo dục quan trọng, là môi trường xã hội hóa đầu tiên, gắn bó mật thiết với sự tồn tại và phát triển của con người. Gia đình không chỉ có nhiệm vụ giáo dục nhân cách, truyền thụ các giá trị văn hóa mà còn đóng vai trò quan trọng tác động đến nhận thức về học vấn và nghề nghiệp tương lai của con cái, phát triển nguồn nhân lực cho xã hội. Các gia đình người Việt tại Đồng bằng sông Cửu Long mặc dù cùng khuôn mẫu văn hóa chung, nhưng nhận thức và thực hành giáo dục có sự khác nhau giữa các nhóm xã hội. Trên thực tế, các gia đình có vốn văn hóa, vốn xã hội, vốn kinh tế cao đương nhiên sẽ có ưu thế hơn trong giáo dục gia đình. Bài viết cho thấy vốn văn hóa đóng vai trò quan trọng trong giáo dục gia đình người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần ảnh hưởng đến việc hình thành các giá trị con người cần đạt được trong quá trình xã hội hóa. Ưu thế về các loại vốn, đặc biệt là vốn văn hóa tạo nên sự khác biệt trong giáo dục giữa các gia đình. Thế mạnh về vốn văn hóa ở các gia đình giúp các cá nhân có định hướng, có động lực để phát triển năng lực theo mục tiêu gia đình đề ra. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy vai trò quan trọng của cá nhân đến kết quả giáo dục cuối cùng. Kết quả giáo dục ở Đồng bằng sông Cửu Long ngoài việc chịu ảnh hưởng của các loại vốn, còn thể hiện dấu ấn của cá nhân, sự phấn đấu của mỗi cá nhân trong nhận thức và hành động.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH