Mức độ tránh né tình huống thông qua các tình huống giao tiếp khác nhau ở người lớn nói lắp tại Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hoffman Laura, Thuỳ Dung Lê, Việt Tùng Lê, Unicomb Rachael, Hewat Sally, Nguyên Trung Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 37-43

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 443906

Xác định mức độ tránh né trong một số tình huống giao tiếp ở người Việt Nam nói lắp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca trên 34 trường hợp người lớn Việt Nam được chẩn đoán nói lắp phát triển. Những người tham gia đã hoàn thành một khảo sát trực tuyến trong đó họ đánh giá mức độ tránh né của họ liên quan đến một số tình huống giao tiếp nhất định. Mức độ tránh né trong các tình huống được trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm, Phép kiểm Chi bình phương được sử dụng để so sánh sự khác nhau giữa các tỷ lệ này. Bên cạnh đó, các mức độ tránh né cũng được cho điểm và sắp xếp thứ hạng các tình huống dựa vào điểm trung bình tránh tránh né. Kết quả: Hơn một nửa đối tượng tham gia (55,9%) "thường xuyên" tránh né trong tình huống "nói trước đám đông". Đây cũng là tình huống có mức xếp hạng tránh né cao nhất trong khi tính huống ít gây tránh né nhất là "Nói chuyện với người thân trong gia đình". Kết luận: Người lớn nói lắp Việt Nam có xu hướng tránh né nhiều nhất trong tình huống giao tiếp mà họ nhận nhiều sự đánh giá như "nói trước đám đông" hoặc nhận sự đánh giá từ đối tác giao tiếp quan trọng như "nói chuyện với cấp trên hoặc khách hàng, người lạ" và ít tránh né trong các tình huống ít cần quan tâm tới lời nói như "nói chuyện với người thân trong gia đình".
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH