Nhằm đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng ở vào năm 2050, điện mặt trời (ĐMT) sẽ vẫn tiếp tục phát triển mạnh ở Việt Nam trong thời gian tới. Việc triển khai một lượng lớn hệ thống ĐMT đồng nghĩa với việc Việt Nam cần cân nhắc đến tính biển vững trong dài hạn của việc phát triển ĐMT. Bài viết này nêu ra các lợi ích tới môi trường của phát triển ĐMT, chẳng hạn như bù đắp carbon, giảm lượng nước thải phát sinh, và hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên, mặt khác, việc phát triển ĐMT cũng có những mặt trái của nó như môi trường và hệ sinh thái bị tác động bởi giải phóng mặt bằng, tiêu thụ nước để tăng hiệu suất của các tâm quang năng và vấn đề lớn nhất là thu gom, xử lý phế thải tâm quang năng. Mặc dù năng lượng mặt trời hứa hẹn là một nguồn năng lượng tái tạo, nhưng chúng ta cũng cần phải chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp kỹ thuật và khung pháp lý để giải quyết các vấn để về chất thải từ ĐMT, nếu không việc khai thác năng lượng ánh sáng có thể khiến chúng ta rơi vào tình trạng còn tối tăm hơn trước. Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất là một công cụ chính sách đầy hứa hẹn trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của năng lượng mặt trời ở Việt Nam.