Ảnh hưởng của hình thức thủy canh và dung dịch dinh dưỡng đến một số chỉ tiêu liên quan đến năng suất và chất lượng cây cần tây (Apium graveolens)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Sen Đào, Ngân Hằng Đỗ, Thị Thảo Uyên Dương, Thị Thủy Lê, Phương Thảo Nguyễn, Thị Vân Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Sư phạm Hà Nội), 2021

Mô tả vật lý: 45614

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 443971

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của 2 hình thức thủy canh tĩnh và thủy canh động cùng 2 dung dịch dinh dưỡng là BK-fast và Hydro Umat đến khả năng sinh trưởng và chất lượng của cây cần tây. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cần tây giống Thera trồng trong hệ thống thủy canh động sinh trưởng tốt hơn so với trồng thủy canh tĩnh ở cả hai dung dịch nghiên cứu, với chiều cao cây là 35,02 - 37,3 cm, cây có trung bình từ 8,79 - 9,02 lá và khối lượng tươi là 32,14 - 39,92 g. Liên quan đến các chỉ tiêu chất lượng, hình thức thủy canh động làm tăng hàm lượng đường khử, hàm lượng axit hữu cơ tổng số và nitrat trong khi làm giảm hàm lượng các nguyên tố khoáng kali, sắt và magie ở cây cần tây. Với hai dung dịch nghiên cứu, dung dịch Hydro Umat giúp cây sinh trưởng tốt hơn và làm tăng tích lũy nitrat so với dung dịch BK-fast. Tuy nhiên, kết quả về các chỉ tiêu: số lá/cây, hàm lượng đường khử, hàm lượng vitamin C và axit hữu cơ tổng số không có sự sai khác về mặt thống kê giữa các cây cần tây được nuôi dưỡng bằng 2 loại dung dịch này.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH