Nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang nhằm đánh giá mối liên quan của một số yếu tố nguy cơ đến giảm sức nghe của công nhân sản xuất sơn, giầy tại Hà Nội, Hải Phòng. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy tiếp xúc với hỗn hợp dung môi hữu cơ (DMHC) vượt tiêu chuẩn cho phép, nồng độ a xít hippuric niệu cao hơn giới hạn tham chiếu và tiếp xúc với tiếng ồn trên 80dB có khả năng tăng nguy cơ giảm nghe 1,23 - 1,93 lần, tuy nhiên sự tăng này chưa có ý nghĩa thống kê với p>
0,05. Nguy cơ giảm sức nghe tăng dần theo tuổi đời từ 2,31 đến 38,6 lần
tăng dần theo nhóm tuổi nghề từ 1,49 - 6,06 lần, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <
0,05. Công nhân không được học về an toàn sử dụng hóa chất, không biết hóa chất mình sử dụng trong làm việc, không biết khả năng gây bệnh nghề nghiệp của hóa chất mình sử dụng trong khi làm việc có tăng khả năng giảm sức nghe lần lượt là 1,85
1,88 và 2,14 lần, tuy nhiên chỉ có yếu tố biết khả năng gây bệnh nghề nghiệp của DMHC là có ý nghĩa thống kê với p<
0,05. Việc hút thuốc khi làm việc, ăn uống tại nơi làm việc và không rửa tay chân trước khi ăn làm tăng khả năng giảm sức nghe lần lượt là 1,48
1,08 và 1,21 lần, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Không sử dụng phương tiện bảo vệ cánhân như quần áo bảo hộ, khẩu trang, găng tay cao su, ủng cao su đều có khả năng tăng giảm sức nghe với OR lần lượt là 1,48
1,14
1,01 và 1,07 tuy nhiên tất cả đều không có ý nghĩa thống kê với p >
0,05. Kết luận: Việc đánh giá các yếu tố nguy cơ và tìm thấy mối liên quan của chúng với giảm sức nghe của công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ trong môi trường lao động là một vấn đề mới cần được quan tâm. Các nhà quản lý cần thiết phải thiết lập các quy định trong việc giám sát môi trường lao động và sức nghe của công nhân nhằm giảm thiểu và dự phòng bệnh giảm nghe nghề nghiệp cho người lao động tiếp xúc với dung môi hữu cơ.