Khảo sát tỷ lệ tăng D-Dimer và một số yếu tố liên quan ở người bệnh Covid-19 tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thành Phúc Lê, Thị Thu Huyền Lư, Thị Hoài Thu Nguyễn, Thị Quỳnh Nga Nguyễn, Nguyễn Phương Trà Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 612 Human physiology

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học lâm sàng - Bệnh viện Trung ương Huế, 2023

Mô tả vật lý: 80-86

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 444020

 COVID-19 là bệnh nhiễm virus cấp tính và nó đã ảnh hưởng trên toàn thế giới. Một trong những biến chứng nguy hiểm của COVID-19 là huyết khối. D-dimer là chất chỉ điểm đáng tin cậy để phát hiện huyết khối, mức độ D-dimer càng cao thì huyết khối càng nghiêm trọng. Do đó, D-dimer có thể được sử dụng như một dấu ấn để đánh giá và tiên lượng ở người bệnh COVID-19. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá tỷ lệ tăng D-dimer trên người bệnh COVID-19 và tìm một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang. Hồi cứu 205 hồ sơ bệnh án của người bệnh COVID-19 từ 9/2021 đến 4/2022 tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Kết quả: Tỷ lệ tăng D-dimer trên người bệnh COVID-19 ở bệnh viện Phổi Đà Nẵng chiếm 73,2%
  Các yếu tố liên quan đến tăng D-dimer bao gồm: tuổi, tiền sử đái tháo đường, các triệu chứng lâm sàng như sốt, tức ngực, khó thở, mệt mỏi, rối loạn nhân thức (p <
  0,05). Người bệnh có nồng độ D-dimer >
  638 μg/L có tiên lượng mắc bệnh nặng cao hơn với độ nhạy 80,0 và độ đặc hiệu 90,8
  diện tích đường cong AUC = 0,900. Kết luận: D-dimer được xem là chất chỉ điểm liên quan đến mức độ nặng của bệnh Covid-19.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH