Tòa án điện tử trong giải quyết vụ việc dân sự - Kinh nghiệm nước ngoài và đề xuất cho Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Nam Hải Huỳnh, Minh Sang Lưu, Thị Hồng Nhung Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học & Công nghệ: Khoa học - Kinh tế - Luật và Khoa học Quản lý (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), 2021

Mô tả vật lý: 1733-1740

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 444070

Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động quản lý nhà nước đang là xu hướng được nhiều quốc gia tích cực triển khai. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy công nghệ số hóa các hoạt động tư pháp là xu thế tất yếu nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giải quyết kịp thời các tranh chấp, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân, góp phần giữ gìn trật tự xã hội. Việt Nam vì thế cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Tòa án ở Việt Nam chỉ mới bước đầu được thực hiện thông qua một số hoạt động như nộp hồ sơ trực tuyến, quản lý hồ sơ điện tử ..., còn đối với hoạt động xét xử trực tuyến thì pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định pháp lý cụ thể. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, việc sử dụng tòa án điện tử càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Do giãn cách xã hội, nhiều hoạt động, bao gồm các phiên tòa xét xử cũng phải bị hoãn lại. Điều này có thể gây ra nhiều bất cập cho hoạt động Tòa án (tuân theo quy định của pháp luật về thời gian tố tụng), và cho các bên (muốn giải quyết các vấn đề pháp lý của mình càng nhanh càng tốt, được hưởng kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp của mình). Tuy nhiên, mô hình tòa án này lại cần nhiều điều kiện để phát triển: đầu tư của Chính phủ, trình độ của người tiến hành tố tụng, trình độ khoa học kỹ thuật của người dân... Cần lưu ý rằng, biện pháp công nghệ chỉ là một phương thức thực hiện khác của quá trình tố tụng, nhưng do là luật hình thức nên các bước thực hiện này cũng cần được quy định minh thị trong luật, để không bị coi là vi phạm thủ tục tố tụng. Vì vậy, các nội dung của tòa án điện tử cần phải được luật hóa như điều kiện áp dụng, thủ tục khởi kiện, thông báo cấp tống đạt văn bản tố tụng... Trên thực tế và lý thuyết, mọi loại vụ việc dân sự đều có thể áp dụng tòa án trực tuyến miễn là đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và theo yêu cầu của các bên đương sự. Và pháp luật tố tụng dân sự có thể bổ sung quy định về phương thức trực tuyến vào một số bước tố tụng cần thiết như một sự lựa chọn bổ sung cho các đương sự bên cạnh phương thức tố tụng truyền thống. Bài báo tập trung vào việc khuyến nghị xây dựng mô hình tòa án điện tử tại Việt Nam, theo đó mô hình này có thể được áp dụng hiệu quả trong tố tụng dân sự, với phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp và so sánh với luật nước ngoài như Malaysia, Hàn Quốc, Úc và Canada.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH