Ảnh hưởng của phương pháp làm khô đến chất lượng của bột lá Chùm ngây (Moringa oleifera L.)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thúy Hằng Lê, Thị Thúy Loan Lê, Trí Dũng Ngô, Tuyết Giang Nguyễn, Đức Thọ Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, 2022

Mô tả vật lý: 78 - 83

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 444120

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của phương pháp làm khô đến thành phần hóa học và màu sắc của bột lá Chùm ngây (Moringa oleifera L.). Mẫu lá Chùm ngây tươi được làm khô với ba nghiệm thức (NT) là rải phơi ở điều kiện nhiệt độ phòng 29±4,5oC (RT) và sấy đối lưu ở 55o C (T55) và 65oC (T65). Kết quả cho thấy nhiệt độ càng cao thì thời gian làm khô càng ngắn, dài nhất ở NTRT (144 giờ), kế đến là NTT55 (4,5 giờ) và ngắn nhất ở NTT65 (1,7 giờ). Về thành phần hóa học cho thấy hàm lượng các chất dinh dưỡng tăng lên trong các mẫu bột lá, ngoại trừ vitamin C. Hàm lượng protein và xơ không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các NT. Tỷ lệ khoáng tổng số, carbohydrate không xơ tăng lên trong khi canxi, sắt và vitamin C giảm cùng với mức tăng nhiệt độ sấy. Phân tích màu sắc cho thấy khi sấy ở nhiệt độ cao, sản phẩm bột lá Chùm ngây sẽ có màu tối hơn, độ xanh lá và xanh dương tăng lên (L* giảm trong khi a* và b* tăng). Từ các kết quả có thể thấy rằng 55o C là nhiệt độ thích hợp để sấy lá Chùm ngây. Bột lá Chùm ngây thành phẩm giữ đượcmàu sắc gần giống với nguyên liệu lá tươi, có độ ẩm 4,45%, 29,25% protein, 10,51% khoáng, 43,19% carbohydrate không xơ, 894,07 mg/100g canxi, 21,32 mg/100g sắt và 143,72 mg/100g vitamin C.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH