Đánh giá mức độ lo âu của cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Đà Nẵng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Kim Yến Ngô, Ngọc Thanh Nguyễn, Tiên Hồng Nguyễn, Thị Kim Chi Phạm, Thanh Thủy Trần, Thị Hoài Vi Trần, Văn Trình Trương, Thu Tùng Võ, Văn Thắng Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2021

Mô tả vật lý: 174-178

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 444167

 Đánh giá mức độ lo âu của các cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch và mô tả các yếu tố liên quan đến mức độ lo âu của các cán bộ y tế trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại các cơ sở y tế tuyến đầu chống dịch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cán bộ y tế tại các cơ sở y tế tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19, cụ thể gồm 04 đơn vị: Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Phổi, Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang (Bệnh viện dã chiến Hoà Vang), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu: Cán bộ y tế tại các đơn vị tuyến đầu chống dịch COVID-19 tại thời điểm làn sóng dịch thứ 2 tại thành phố Đà Nẵng
  Trên 18 tuổi
  Không có rối loạn năng lực nhận thức và hành vi
  Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu. Không đáp ứng tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được thực hiện từ tháng 01/2021 đến tháng 05/2021 trên 602 cán bộ y tế đang công tác tại các cơ sở y tế tuyến đầu chống dịch bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp đối tượng đích. Bộ câu hỏi được thiết kế sẵn sử dụng các câu hỏi nhiều lựa chọn và sử dụng thang đo DASS21 (lấy ra 07 câu đánh giá về mức độ lo âu).Thang đo DASS21 đã được Viện Sức khoẻ tâm thần Quốc gia biên dịch, thử nghiệm trên một số đối tượng nghề nghiệp khác nhau. Thang đo DASS21 đã được nhiều nghiên cứu đánh giá về tính giá trị, độ tin cậy và khẳng định có thể áp dụng tại Việt Nam, không có sự khác biệt về mặt văn hoá. Kết quả: Trong số 602 đối tượng tham gia khảo sát, tỷ lệ có biểu hiện rối loạn lo âu ở mức rất cao (70,1%). Tỷ lệ đối tượng rối loạn lo âu nhẹ, vừa, nặng và rất nặng lần lượt là 6,6%, 18,8% và 44,6% % tổng số đối tượng. Tình trạng lo âu hay xảy ra bao gồm: Cảm thấy bị khô miệng, hay lo lắng về các tình huống có thể khiến bản thân bẽ mặt, hay bị ra mồ hôi trộm. Có 03 yếu tố dân số và công việc liên quan đến biểu hiện rối loạn lo âu của đối tượng nghiên cứu, trong đó các yếu tố về dân số bao gồm: cơ sở tuyến đầu chống dịch (Biểu hiện lo âu ở Bệnh viện Đà Nẵng cao hơn so với những đối tượng công tác tại các đơn vị khác (OR= 3,382
  95%CI: 1,832-6,243
  p<
 0,05)
  các yếu tố khác từ công việc liên quan đến biểu hiện lo âu gồm: có tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 (OR= 0,361
  95%CI: 0,547-1,238
  p<
 0,05), tổng điểm áp lực từ nhóm 07 yếu tố áp lực liên quan đến công việc ở mức cao (OR= 1,246
  95%CI: 1,159-1,342
  p<
 0,05).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH