Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân Covid-19 nguy kịch có kháng thể HIT dương tính

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thúy Hà Hoàng, Quốc Hùng Lê, Thị Phương Thảo Lê, Hữu Tuấn Nguyễn, Ngọc Sang Nguyễn, Thị Thanh Thẳng Nguyễn, Thị Thảo Nguyễn, Thanh Tùng Trần, Nguyễn Anh Thơ Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 362 Social welfare problems and services

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 359-366

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 444172

Trình bày một loạt trường hợp bệnh nhân COVID-19 nguy kịch có kháng thể HIT dương tính được điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 07 năm 2021 đến tháng 02 năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hồi cứu hàng loạt ca các bệnh nhân COVID-19 nguy kịch có xét nghiệm dương tính với kháng thể HIT bằng phương pháp miễn dịch hóa phát quang đa giá kháng thể Anti- PF4/Heparin với điểm cắt là 1,0 U/ml. Thông tin về giới tính, tuổi, các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng (hiệu giá kháng thể HIT, kháng thể kháng phospholipid, thời gian tiếp xúc với heparin, số lượng tiểu cầu ban đầu và số lượng tiểu cầu thấp nhất, nồng độ D-Dimer ban đầu và nồng độ cao nhất, tình trạng huyết khối đã được xác nhận, nhiễm trùng thứ phát, thủ thuật can thiệp xâm lấn và kết cục) của các bệnh nhân đã được mô tả. Kết quả: 18 bệnh nhân đã được đưa vào báo cáo hàng loạt ca của chúng tôi. Thời gian tiếp xúc với heparin trung bình là 13,33 ± 8,42 ngày. Hiệu giá kháng thể HIT trung bình là 2,56 ± 1,91 U/ml. 2/18 bệnh nhân có xét nghiệmdương tính với kháng thể kháng phospholipid. Số lượng tiểu cầu ban đầu trung bình là 235,67 ± 74,70 G/L và số lượng tiểu cầu thấp nhất trung bình là 60,89 ± 51,12 G/L. Nồng độ D-dimer trung bình ban đầu là 6481,61 ± 14647,13 ng/ml và nồng độ D-dimer cao nhất trung bình là 14194,72 ± 16178,98 ng/ml. 11/18 bệnh nhân bị nhiễm trùng thứ phát. Hầu hết các tác nhân nhiễm khuẩn được phát hiện phổ biến là Acinetobacter baumanii và Klebsiella pneumoniae. Về điều trị HIT, 7 bệnh nhân được dùng argatroban và 3 bệnh nhân được rivaroxaban Về kết cục của bệnh nhân, chỉ có 2 bệnh nhân sống sót. Kết luận: Từ loạt trường hợp của chúng tôi, chúng tôi nghi ngờ rằng bên cạnh việc tiếp xúc lâu và liên tục với heparin, nhiễm khuẩn thứ phát có thể là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với HIT ở bệnh nhân COVID- 19. Hơn nữa, đồng dương tính với các kháng thể kháng phospholipid có thể xảy ra và làm phức tạp các lựa chọn điều trị. Cuối cùng, những bệnh nhân COVID-19 bị bệnh nặng có kháng thể HIT dương tính dường như có tỷ lệ sống sót rất thấp. Tuy nhiên, tiên lượng bệnh có liên quan độc lập đến HIT hay không vẫn cần được tìm hiểu kỹ trong các nghiên cứu trong tương lai.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH