Đánh giá kết quả liền thương, đóng kín khe hở sau phẫu thuật điều trị khe hở vòm miệng (KHVM) hai bên toàn bộ bẩm sinh theo kỹ thuật push-back và nêu một số đặc điểm lâm sàng khe hở vòm miệng hai bên toàn bộ được phẫu thuật điều trị theo kỹ thuật này. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu, tiến cứu cỡ mẫu 38 BN đủ tiêu chuẩn bị KHVM hai bên toàn bộ bẩm sinh từ tháng 01/2018-08/2021 tại khoa Răng Hàm Mặt - BV Sản Nhi Nghệ An. Kết quả: Nam 25 BN (65,79 %)
Nữ 10 BN (34,21 %)
Ở nhóm tuổi ≤24 tháng: 8 (21,05%) BN
Nhóm >
24-48 tháng: 60,53% (23 BN). Do di truyền: 18,42% (7 BN)
mẹ bị cúm trong 3 tháng đầu mang thai: 34,21% (13 BN)
không rõ nguyên nhân: 47,37% (18 BN). KHVM đơn thuần 4 BN (10,53%). KHVM kèm theo KHM 34 BN (89,47%). Nhóm nam: KHVM đơn thuần 12%
KHVM kết hợp KHM 88,00%. Nhóm nữ: KHVM đơn thuần 7,69%, KHVM kết hợp KHM 92,31%. Kích thước KHVM rộng 1-2 cm cao nhất 30 BN (78,95%)
KHVM rộng >
2 cm: 03 BN (21,05%). Không có biến chứng sau mổ 34 BN (89,47%). Kết luận: Tỷ lệ nam/nữ: 2/1
tuổi PT trung bình: 36,62±20,90 tháng (min 16, max 72 tháng (6 tuổi)): Nhóm tuổi ≤24 tháng: 21,05%
Nhóm >
24-48tháng: 60,53%
Nhóm >
48-<
72 tháng: 15,79%
Thấp nhất tuổi ≥72 tháng: 2,63%. Nguyên nhân: mẹ ốm 03 tháng đầu mang thai: 34,21%
di truyền 18,42%
không rõ 46,37%.