Đánh giá hiệu quả sinh thiết tổn thương cột sống ngực và thắt lưng qua chân cung bằng kim dưới hướng dẫn màn hình tăng sáng tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định và Đại học Y Dược TP.HCM từ 01/2018 đến 05/2020. Phương pháp nghiên cứu: đây là nghiên cứu mô tả loạt ca, tiến cứu. Có 35 trường hợp (12 trường hợp ở bệnh viện Nhân Dân Gia Định và 23 trường hợp ở bệnh viện Đại học Y DượcTP.HCM) được chọn. Các trường hợp: có và được sinh thiết tổn thương ở cột sống cổ và cùng - cụt
thực hiện sinh thiết dưới sự hướng dẫn của các phương tiện khác màn hình tăng sáng
nhiễm trùng tại vị trí sinh thiết
nhiễm trùng hệ thống
thai kỳ
dụng cụ, kỹ thuật sinh thiết khác với quy trình kỹ thuật trong thiết kế nghiên cứu
có hồ sơ bệnh án nhưng không đủ thông tin phục vụ nghiên cứu
ngoại trú và ngoại viện đã được loại ra khỏi nghiên cứu. Các biến số nghiên cứu chính là mức độ thoả đáng của bệnh phẩm sau sinh thiết và độ nhạy của giải phẫu bệnh. Các biến số nghiên cứu phụ là chẩn đoán nhiễm trùng và tổn thương ác tính sau sinh thiết. Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 14.0. Cỡ mẫu được tính với độ mạnh 90% và sai số alpha là 0,5. Kết quả nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân chỉ được sinh thiết một lần. Mức độ thỏa đáng của bệnh phẩm sau sinh thiết là 100%. Chẩn đoán nhiễm trùng sau sinh thiết có giá trị: độ nhạy: 85,7%, độ đặc hiệu: 71,4%, độ chính xác: 80%, giá trị dự đoán dương tính: 81,8% và giá trị dự đoán âm tính: 76,9%. Chẩn đoán ác tính sau sinh thiết có các giá trị sau: độ nhạy: 53,9%, độ đặc hiệu: 100%, độ chính xác: 82,9%, giá trị dự đoán dương tính: 100% và giá trị dự đoán âm tính: 78,6%. Kết luận: Chẩn đoán nhiễm trùng và tổn thương ác tính sau sinh thiết có độ đặc hiệu
độ chính xác
giá trị dự đoán dương tính và giá trị dự đoán âm tính cao hơn trước sinh thiết